Các TSCĐ đã mua từ năm 2017 trở về trước, khi hạch toán hao mòn TSCĐ hàng năm vào TK chi phí theo TT 107 thì có bị coi là tính vào chi phí 2 lần không?

Navigation:  7. Câu hỏi thường gặp > Tài sản cố định >

Các TSCĐ đã mua từ năm 2017 trở về trước, khi hạch toán hao mòn TSCĐ hàng năm vào TK chi phí theo TT 107 thì có bị coi là tính vào chi phí 2 lần không?

Previous pageReturn to chapter overviewNext page

Vấn đề: Các tài sản cố định đã mua từ năm 2017 trở về trước, khi hạch toán hao mòn TSCĐ hàng năm vào tài khoản chi phí theo hướng dẫn của TT 107/2017/TT-BTC thì có bị coi là tính vào chi phí 2 lần không?

Trả lời:

Theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hướng dẫn hạch toán TSCĐ khi mua bằng nguồn NSNN, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

 Có TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động

Đồng thời, ghi:

Nợ TK 661 - Chi hoạt động

 Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

Số liệu phản ánh trên TK 461 và 661 được phản ánh trên báo cáo quyết toán và quyết toán ngay trong năm có phát sinh nghiệp vụ mua TSCĐ đó

Theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 thay thế QĐ 19 thì hướng dẫn hạch toán hao mòn TSCĐ, ghi:

Nợ TK 611 - Chi phí hoạt động

 Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ

Đồng thời, ghi:

Nợ TK 36611 - Giá trị còn lại của TSCĐ

 Có TK 511 - Thu hoạt động do nguồn NSNN cấp

=> Kết luận: Số hao mòn trên TK 611 sẽ chỉ phản ánh trên Báo cáo tài chính (Báo cáo kết quả hoạt động) trong năm của đơn vị, không phản ánh trên Báo cáo quyết toán (vì Báo cáo quyết toán lấy số liệu theo phát sinh của các TK ngoại bảng).

Vì vậy, đối với các TSCĐ đã mua trước năm 2017 đã được quyết toán với NSNN thì khi chuyển sang thực hiện theo Thông tư 107 không phải quyết toán với NSNN nữa, nên không phản ánh vào chi NSNN 2 lần. Cộng thêm số hao mòn TSCĐ của các TSCĐ cũng luôn phản ánh trên cả TK doanh thu (TK 511) và TK chi phí (611) với số liệu bằng nhau, nên sẽ không ảnh hưởng đến thặng dư/thâm hụt các hoạt động trong năm.