1. Định khoản
•Mua sắm TSCĐ bằng tiền từ nguồn NSNN tạm ứng:
Nợ TK 211
Có TK 1121
Đồng thời hạch toán kép:
Nợ TK 3371
Có TK 36611
•Mua sắm TSCĐ bằng tiền từ nguồn NSNN cấp thực chi:
Nợ TK 211
Có TK 1121
•Trường hợp mua sắm TSCĐ bằng các nguồn khác nguồn do NSNN cấp (trừ nhận bằng hiện vật) thì hạch toán
Nợ TK 211
Có TK 1121
Đồng thời, thêm bút toán kép như sau:
oNếu mua bằng Nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài:
Nợ TK 3372
Có TK 36621
oNếu mua bằng Nguồn phí được khấu trừ, để lại
Nợ TK 3373
Có TK 36631
oNếu mua bằng Quỹ phúc lợi
Nợ TK 43121
Có TK 43122
oNếu mua bằng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
Nợ TK 43141
Có TK 43142
oNguồn khác
Nợ TK 3371
Có TK 36611
2. Mô tả nghiệp vụ
Thông thường đối với các tài sản có giá trị lớn, các đơn vị HCSN thường có kế hoạch mua sắm từ đầu năm, tuy nhiên trong kỳ kinh doanh có nhu cầu về tài sản không nằm trong kế hoạch thì căn cứ vào nhu cầu sử dụng, đơn vị tiến hành mua sắm tài sản. Chi tiết quy trình mua sắm tài sản cố định được tham chiếu tại phần tài sản cố định.
Khi đơn vị thực hiện mua tài sản cố định bằng tiền gửi ngân hàng, kho bạc quy trình thanh toán thực hiện như sau:
1. Căn cứ vào hóa đơn, chứng từ và đề nghị thanh toán của nhân viên mua hàng hoặc nhà cung cấp, kế toán lập ủy nhiệm chi và bảng kê chứng từ thanh toán (nếu thanh toán bằng chuyển khoản kho bạc) chuyển cho Kế toán trưởng và Thủ trưởng đơn vị ký duyệt.
2. Sau khi ủy nhiệm chi và bảng kê chứng từ thanh toán được ký duyệt, kế toán mang ủy nhiệm chi ra Ngân hàng/Kho bạc nơi mở tài khoản tiền gửi làm thủ tục thanh toán.
3. Kho bạc thực hiện kiểm soát và duyệt chi cho đơn vị (nếu thanh toán từ tài khoản tiền gửi tại KBNN và tài khoản đó chịu sự kiểm soát chi của Kho bạc) và chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi vào tài khoản nhận tiền.
4. Căn cứ vào ủy nhiệm chi và giấy báo Nợ của Ngân hàng/Kho bạc, kế toán ghi sổ chi tiết tiền gửi.
3. Các bước thực hiện
Hướng dẫn chi tiết, xem tại nghiệp vụ Mua sắm tài sản cố định